Bé trai có khối thoát vị rốn to, tăng nguy cơ nghẹt hay tắc ruột
Anh Lê Phong Bảo (bố bé) cho biết, khi con được 3 tuần tuổi, vùng rốn có khối phồng to. Khối này xuất hiện rõ hơn khi bé khóc, vặn mình hoặc khi đi tiêu. Thấy khối phồng trên bụng con ngày càng to dần, gia đình lo lắng nên đưa con đi khám.
Ngày 28/6, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, bác sĩ Ngoại Nhi – Ngoại Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP HCM, đánh giá bệnh nhi có thể tích khối thoát vị quá lớn so với thể tích ổ bụng. Đối với các bé sơ sinh phát hiện thoát vị rốn có thể điều trị bảo tồn nếu đường kính lỗ thoát vị nhỏ hơn 1.5 -2 cm, nhưng bệnh nhi này có đường kính khá to (> 5 cm), ruột non ra vào thường xuyên qua lỗ thoát vị, làm tăng nguy cơ kẹt, nghẹt hay tắc ruột và ba mẹ rất lo lắng.
Các bác sĩ nhận định, tình trạng bé để lâu dài có thể gây ra biến chứng kẹt trong khối thoát vị, gây khó khăn khi phẫu thuật về sau. Đồng thời, khối thoát vị mất thẩm mỹ, khiến bé gặp khó khăn khi sinh hoạt như mặc áo quần. Tình trạng có thể nặng hơn khi bé mắc bệnh táo bón, viêm đường hô hấp phải ho, rặn nhiều gây áp lực lên thành bụng.
Bé trai được phẫu thuật mở một đường nhỏ ngay dưới rốn, đưa tạng thoát vị là ruột non vào ổ bụng, sau đó khâu cân cơ phục hồi thành bụng. Rốn được tạo kèm vết mổ nhỏ đảm bảo tính thẩm mỹ. Hai giờ sau ca mổ, bé hồi tỉnh, sức khỏe dần ổn định và xuất viện trong ngày.
Thoát vị rốn xảy ra vào khoảng 20% ở trẻ đủ tháng, ở trẻ sinh non có thể lên đến 75%. Dị tật bẩm sinh này khiến các cơ thành bụng yếu không khép kín được lỗ rốn. Tùy theo kích thước của lỗ rốn sẽ có một hoặc nhiều cơ quan trong ổ bụng trồi ra ngoài. Phần lớn trẻ bị trồi ruột qua lỗ rốn, nhiều trường hợp nặng có thể trồi cả gan, dạ dày. Biến chứng nguy hiểm nhất là khối thoát bị thắt nghẹn, các cơ quan trong túi bị thắt lại, dẫn đến hoại tử.
Theo bác sĩ Trọng, phẫu thuật điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh thường được trì hoãn vì biến chứng thấp và phần lớn khối thoát vị sẽ tự đóng lại trong vòng 2 năm. Kích thước của vòng thoát vị quyết định can thiệp hay bảo tồn. Trẻ không cần phẫu thuật đến 4-5 tuổi nếu khối thoát vị nhỏ và không triệu chứng. Can thiệp khi trẻ có các biến chứng của thoát vị như gồm kẹt, nghẹt hoặc vỡ. Trẻ trên 2 tuổi có khối đường kính túi thoát vị trên 1.5 cm cũng nên được phẫu thuật vì khả năng tự đóng lại là rất ít. Đa số thoát vị rốn ở trẻ em sẽ tự đóng lại ở độ tuổi 5-7, trừ khi trẻ có nguy cơ nghẹt, to hay có dấu hiệu tắc ruột cần can thiệp sớm.
Bác sĩ Trọng khuyến cáo, dị tật bẩm sinh này có thể phát hiện trong thai kỳ hoặc vài tuần đầu sau sinh. Phụ huynh quan sát rốn trẻ, thấy khối phồng to vùng rốn thì cần đưa trẻ đi khám sớm.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị, khoa Ngoại Tim mạch – Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, điều trị thành công các bệnh lý bẩm sinh như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý lồng ngực như lõm ngực, lồi ngực, thoát vị hoành, bệnh lý nang tuyến phổi bẩm sinh, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em (thoát vị bẹn ở trẻ trai – trẻ gái, tràn dịch màng tinh hoàn, tinh hoàn ẩn), hẹp bao quy đầu ở trẻ, cong dương vật, dính da bìu, phì đại môi bé, sa niêm mạc niệu đạo ở trẻ gái, thịt dư cạnh hậu môn, dính – dư ngón, chai mắt cá chân, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa vaccine lao, nang nhầy môi dưới, dò trước tai, dò vùng cổ – ngực bẩm sinh, ngón tay cò súng, nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay, bướu máu, kén mô mềm, kén bã, các u phần mềm… Trẻ được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn, hồi phục nhanh, giảm nguy cơ biến chứng.
Bảo Cốt Hoàn mạnh gân cốt; giảm các triệu trứng đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tây do khí huyết ứ trệ & do phong thấp. Sản phẩm đang được phân phối tại hệ thống nhà thuốc Coastline Care.
Comments are closed.